Nhằm triển khai hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Ban chỉ đạo Cuộc vận động tỉnh Tuyên Quang ban hành kế hoạch triển khai Cuộc vận động với các nội dung trọng tâm như:
Đại biểu tham quan các sảm phẩm OCCOP
Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới; Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 26/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới và Văn bản số 544-CV/TU ngày 16/7/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng đến các doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân.
Đổi mới công tác tuyên truyền, chú trọng tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Website của các cơ quan, đơn vị, các trang mạng xã hội, zalo, Facebook, fanpage; hội nghị, các cuộc họp... khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc của người Việt Nam, người dân Tuyên Quang, của cộng đồng doanh nghiệp trong việc sản xuất, kinh doanh, quảng bá và sử dụng hàng Việt. Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong thực hiện Cuộc vận động; các cơ quan, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước khi thực hiện mua sắm công, ưu tiên sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ do Việt Nam sản xuất.
Rà soát các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cơ chế sản xuất, kinh odanh, doanh nghiệp công nghệ số tham gia vào chuỗi sản xuất hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao. Hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số, khai thác có hiệu quả thương mại điện tử.
Triển khai cơ chế chính sách của tỉnh hỗ trợ, khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh, hợp tác xã ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm; chú trọng xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm hàng hóa, mở rộng thị trường và quảng bá, tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ doanh nghiệp Tuyên Quang trong các hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức đưa hàng Việt về nông thôn; chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp hàng hóa, sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”.
Đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam, hàng hóa Tuyên Quang, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong nước, trong tỉnh có sản phẩm hàng hóa chất lượng, người tiêu dùng ưa thích. Công khai, minh bạch thông tin tiêu chuẩn, giá cả và nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, hàng hóa Việt Nam đến người tiêu dùng.
Tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường; nâng cao hiệu quả công tác giám sát, khảo sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ngành chức năng của tỉnh, huyện tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, gian lận thương mại, vận chuyển, mua bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, phát triển thị trường, bảo vệ thương hiệu sản phẩm, phân phối và tiêu dùng hàng Việt Nam; giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về mua sắm tài sản, hàng hóa của các cơ quan, đơn vị từ nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của Cuộc vận động.
Tổ chức các chương trình tuyên dương doanh nghiệp tiêu biểu, bình chọn sản phẩm chất lượng. Căn cứ chức năng và điều kiện thực tế, các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo Cuộc vận động tỉnh, cấp huyện tổ chức các hình thức bình chọn sản phẩm chất lượng, sản phẩm được người tiêu dùng yêu thích, khuyến khích doanh nghiệp, hộ kinh doanh ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh và phân phối; tuyên dương các doanh nghiệp tiêu biểu có sản phẩm hàng hóa chất lượng.
Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Thường xuyên thông tin về thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm trên thị trường gắn với Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”; tổ chức giới thiệu các sản phẩm ứng dụng khoa học công nghệ mới của các doanh nghiệp địa phương. Tăng cường công tác thu thập thông tin của người tiêu dùng về hàng hóa trên thị trường và kịp thời thông tin với cơ quan chức năng xử lý các trường hợp vi phạm bản quyền, nhãn hiệu, sản phẩm kém chất lượng. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ trong sản xuất, phân phối sản phẩm, chống hàng giả, hàng kém chất lượng…
Ôn Lan