Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật dân chủ cơ sở tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Thứ Ba, 1/4/2025 - 21:04 Đã xem: 174

Đảng, Nhà nước ta xác định thực hiện dân chủ ở cơ sở là một nhiệm vụ quan trọng, là mục tiêu và động lực trong công cuộc đôi mới và phát triển đất nước.

     Thực hiện dân chủ ở cơ sở là phương thức phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, để Nhân dân được thông tin, thể hiện ý chí, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua việc thảo luận, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát các vấn đề ở cơ sở theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Phát huy và mở rộng dân chủ cơ sở vừa là phương thức, điều kiện đảm bảo quyền tham gia quản lý nhà nước của Nhân dân, đồng thời là điều kiện tốt nhất để khắc phục bệnh quan liêu và chống những hiện tượng, hành vi phản dân chủ phát sinh tại cơ sở. 

Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng


     Hằng năm, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn tăng cường phối hợp với các tô chức thành viên và  chính quyền cùng cấp tuyên truyền, phô biến nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các văn bản liên quan đến toàn thể cán bộ, đoàn viên, hội viên và Nhân dân. Thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; củng cố tô chức, chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của các Ban Thanh tra Nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng. Từ năm 2020 đến nay, Ban Thanh tra Nhân dân chủ trì giám sát hơn 650 cuộc; Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng đã giám sát hơn 700 cuộc. Qua giám sát đã kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý hơn 200 vụ việc, góp phần hạn chế và khắc phục những tiêu cực ở cơ sở trên các lĩnh vực như: đất đai, giao thông, thu chi ngân sách, chế độ, chính sách đối với các đối tượng được hưởng ưu đãi của Nhà nước. Phối hợp thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở, với hơn 11.800 vụ việc được tiếp nhận, trong đó hòa giải thành hơn 10.200 vụ việc, đạt tỷ lệ 86%. Qua đó các mâu thuẫn trong Nhân dân được giải quyết kịp thời tại gia đình, cộng đồng dân cư, hạn chế xảy ra điểm nóng về an ninh trật tự, an toàn xã hội tại địa phương.
     Trong quá trình triển khai thực hiện Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã đôi mới, sáng tạo, chú trọng thực hiện tốt việc phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và Nhân dân; nhận thức và tinh thần trách nhiệm phục vụ Nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức được nâng lên theo hướng gần dân, trọng dân, trách nhiệm với dân. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường, thị trấn đã phối hợp với các đoàn thể chính trị - xã hội và chính quyền cùng cấp tuyên truyền, phô biến những nội dung chính quyền địa phương cấp xã phải công khai theo quy định để Nhân dân biết và giám sát việc thực hiện. Cùng với đó, Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư còn phối hợp với trưởng thôn, tô dân phố tô chức các cuộc họp lấy ý kiến của Nhân dân để thống nhất và quyết định các công việc theo quy định pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở... Qua đó, góp phần củng cố niềm tin và nâng cao ý thức của Nhân dân trong việc chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; tạo sự đồng thuận trong quá trình thực hiện các phương án điều chỉnh địa giới hành chính; phương án sáp nhập thôn, tô dân phố; các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn; các quy định về phí, lệ phí...

Ban giám sát đầu tư của cộng cồng xã Tràng Đà, thành phố Tuyên Quang giám sát làm đường bê tông nông thôn

     Từ năm 2020 đến nay, Uỷ ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh chủ trì tô chức giám sát với hơn 900 cuộc (trong đó cấp cơ sở hơn 800 cuộc), tập trung vào cơ chế, chính sách, các chủ trương, đường lối, chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh có tác động đến đời sống Nhân dân như: Các chính sách đối với người có công với cách mạng; giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở; việc thu, chi quản lý các quỹ do phụ huynh, nhân dân đóng góp; làm đường giao thông nông thôn… Những báo cáo, kiến nghị sau giám sát của Mặt trận, đặc biệt là những vấn đề bức xúc trong Nhân dân đã được các cấp ủy, chính quyền tiếp nhận, kịp thời chỉ đạo giải quyết và thông báo đến các tầng lớp Nhân dân. Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì và phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy giám sát 37 cán bộ, đảng viên là người đứng đầu, cán bộ chủ chốt tại 37 cơ quan, đơn vị, địa phương theo Quy định số 124-QĐ/TW ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư. MTTQ Việt Nam từ tỉnh đến cơ sở đã tạo điều kiện để các tầng lớp Nhân dân phát huy quyền làm chủ tham gia vào quá trình xây dựng các chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thông qua hoạt động phản biện xã hội của MTTQ các cấp với hơn 600 hội nghị phản biện xã hội đã được tô chức (trong đó cấp cơ sở hơn 500 hội nghị); hơn 2.400 ý kiến kiến nghị đến các cơ quan chủ trì soạn thảo; trong đó có 1.400 ý kiến kiến nghị được tiếp thu, xử lý. MTTQ Việt Nam các cấp đã làm tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy, phối hợp với chính quyền tô chức hơn 300 cuộc đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Nhân dân (trong đó cấp cơ sở gần 300 cuộc), qua đó kịp thời tháo gỡ khó khăn, giải tỏa bức xúc, tạo sự đồng thuận xã hội, làm cơ sở, động lực phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống Nhân dân, góp phần xây dựng Ðảng, chính quyền vững mạnh. MTTQ Việt Nam các cấp, các tô chức thành viên thường xuyên lắng nghe, tập hợp và phản ánh ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân với cấp ủy, chính quyền. Trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, MTTQ các cấp đã chủ trì, phối hợp với chính quyền cùng cấp làm tốt công tác tuyên truyền, triển khai, hướng dẫn thực hiện công tác bầu cử; tô chức tốt các hội nghị hiệp thương giới thiệu nhân sự để bầu đại biểu Quốc hội khoá XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch, đúng quy định của pháp luật; phối hợp tô chức các cuộc tiếp xúc cử tri vận động bầu cử đại… góp phần vào sự thành công của cuộc bầu cử trên địa bàn tỉnh, với tỷ lệ cử tri đi bầu cử đạt 99,81%. Phối hợp tô chức trên 2.000 hội nghị tiếp xúc giữa đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp với cử tri trước và sau các kỳ họp bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến; có trên 86.000 lượt cử tri tham dự với hơn 6.400 lượt ý kiến tham gia; kịp thời tông hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định. Thường xuyên nắm tình hình Nhân dân, dư luận xã hội; phối hợp với chính quyền cùng cấp tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn thư kiến nghị,tố cáo của công dân đảm bảo đúng quy định. Có thể nói, MTTQ Việt Nam các cấp đã phát huy tốt vai trò của mình trong việc tham gia thực hiện dân chủ ở xã phường, thị trấn, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong việc được biết, được làm, được tham gia ý kiến và giám sát vào nhiều lĩnh vực hoạt động của chính quyền, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính ở cơ sở, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc đoàn kết nội bộ trong Đảng, làm cho mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền và Nhân dân ngày càng được củng cố và gắn bó mật thiết hơn, góp phần làm hạn chế nhiều tiêu cực ở cơ sở.
     Song, bên cạnh những kết quả đạt được triển khai thực hiện, việc thực hiện pháp luật dân chủ cơ sở ở xã, phường, thị trấn vẫn còn tồn tại một số khó khăn và hạn chế như: Việc phô biến, triển khai các văn bản liên quan đến thực hiện pháp luật dân chủ ở một số ít cơ sở, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa còn hạn chế. Một số cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam cấp xã chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa, mục đích, động lực và những tác động to lớn của việc thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở, nên chưa thường xuyên quan tâm chỉ đạo, thực hiện, rút kinh nghiệm, cũng như theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện pháp luật dân chủ ở địa phương. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở chưa được thực hiện thường xuyên, kịp thời. Hoạt động của Ban Thanh tra Nhân dân, Ban giám sát đầu tư của công đồng ở một số nơi còn hạn chế, công tác kiện toàn chưa kịp thời. Trình độ, năng lực thực tiễn, nhận thức về vai trò, vị trí, quyền và trách nhiệm của MTTQ Việt Nam của một số cán bộ Mặt trận còn hạn chế. Để góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, cần thực hiện tốt, hiệu quả một số nhiệm vụ, giải pháp sau:
     Một là, tiếp tục tuyên truyền, phô biến, quán triệt sâu rộng Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở và các văn bản liên quan đến dân chủ cơ sở tới cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở.

     Hai là, tiếp tục gắn thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) “về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”; các phong trào, các cuộc vận động: Phong trào thi đua “Chung tay xoá nhà tạm, dột nát trên phạm vi cả nước năm 2025”; “Tuyên Quang chung sức xây dựng nông thôn mới”, "Tuyên Quang chung tay xử lý rác thải và chống rác thải nhựa", “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Dân vận khéo”; Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, …
     Ba là, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án số 02-ĐA/TU ngày 23/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội” theo hướng gần dân, thiết thực, hiệu quả; vận động Nhân dân phát huy quyền làm chủ, tích cực, chủ động phản ánh, góp ý kiến, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; MTTQ các cấp cần nắm và phản ánh kịp thời tình hình, tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân; đồng thời thực hiện tốt chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, là cơ sở chính trị, là “cầu nối” góp phần củng cố vững chắc mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân.
     Bốn là, tập trung nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội; thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát, vận động Nhân dân tham gia giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên; đẩy mạnh hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng; nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở kịp thời kiện toàn củng cố tô chức và đẩy mạnh hoạt động của các tô hòa giải ở cộng đồng dân cư.
     Năm là, tăng cường công tác bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ Mặt trận các cấp, nhất là ở cơ sở có phẩm chất, bản lĩnh chính trị và trình độ, năng lực, uy tín đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao của công tác Mặt trận, nhất là yêu cầu trong công tác giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền.

                                                                                                                                                    Hà Sen    

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG

Tổng số: 771 | Trang: 1 trên tổng số 78 trang  
Xem tin theo ngày:   / /