Tọa đàm “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang của dân tộc Dao trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang"

Thứ Bảy, 27/5/2023 - 10:12 Đã xem: 412

Ngày 26-5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Tuyên Quang tổ chức Tọa đàm “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang của dân tộc Dao trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang".

Các đại biểu dự Tọa đàm

    Đồng chí Nguyễn Hưng Vượng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh, đồng chí Tăng Thị Dương, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh chủ trì Tọa đàm. Cùng dự có ông Mai Đức Thông, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Tuyên Quang, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh; ông Bàn Xuân Triều, Nguyên Chủ tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân tộc - Tôn giáo, Uỷ ban MTTQ tỉnh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Bảo tồn văn hóa dân tộc Dao; lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Thường trực Đảng uỷ Khối các cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh;  Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ban Dân tộc tỉnh; Sở Tư pháp; lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; Hội đồng tư vấn Dân tộc - tôn giáo Ủy ban MTTQ tỉnh; Ban Đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh; Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ bảo tồn văn hoá Dân tộc Dao tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ các huyện, thành phố và các đại biểu dân tộc Dao.
    Với gần 105.333 người Dao/23.603 hộ cư trú trên địa bàn, Tuyên Quang là địa phương duy nhất của cả nước quy tụ đầy đủ chín ngành Dao: Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Coóc Mùn, Dao Quần Chẹt, Dao Ô Gang, Dao Coóc Ngáng, Dao Quần Trắng, Dao Thanh Y, Dao Áo Dài. Theo tài liệu về vấn đề xác minh tên gọi và phân loại các ngành dao Tuyên Quang của Phan Hữu Dật năm 1967 do Đoàn cán bộ và sinh viên năm thứ 4 ngành dân tộc học của khoa Sử, trường Đại học tổng hợp Hà Nội thực hiện nhiệm vụ do Uỷ ban dân tộc Trung ương và Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang giao phó có kết luận: dân tộc Dao Tuyên Quang có 9 ngành được phân loại thành 2 nhóm. Giữa 2 nhóm ấy có những nét đặc thù văn hoá riêng về tiếng nói, trang phục, phong tục, tập quán cưới xin, thờ cúng, cấp sắc. Trong cấp sắc ở nhóm 1 thì cấp sắc theo tên thánh Tam Thanh, Tam Nguyên và Tam Bảo. Ở nhóm 2 cấp sắc theo bậc đèn 3 đèn, 7 đèn, 12 đèn. Đồng bào dân tộc Dao ở Tuyên Quang có đời sống văn hóa tinh thần rất phong phú với nhiều phong tục, nghi lễ, nghệ thuật đặc sắc. Trong đó, Lễ cấp sắc, hát Páo dung của dân tộc Dao và nghệ thuật trang trí trên trang phục truyền thống của người Dao Đỏ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Đại biểu thảo luận tại buổi Tọa đàm


    Toạ đàm là dịp để các đại biểu dân tộc Dao trao đổi những kinh nghiệm quý, cách làm hay, những khó khăn, vướng mắc trong công tác tuyên truyền, vận động thực hiện nếp sống trong việc cưới, việc tang trên địa bàn; động viên, khuyến khích các đại biểu thực hiện tốt hơn nữa các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động để từ đó đưa ra những giải pháp thực hiện có hiệu quả nhằm góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, thúc đẩy cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đi vào chiều sâu. Tuy nhiên, bên cạnh những nét đẹp văn hoá truyền thống, cũng giống như các dân tộc khác trên địa bàn tỉnh việc chấp hành các quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và các nghi lễ trong đồng bào dân tộc Dao vẫn còn tồn tại nhiều thủ tục rườm rà trong các nghi lễ cúng, đã làm ảnh hưởng tới đời sống kinh tế gia đình, ảnh hưởng tới việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc như: Các đại lễ cúng phải có 7 khúc hát múa, mỗi khúc hát phải nhắc lại 3 lần. Trong cấp sắc chỉ cấp cho 01 đệ tử. Mỗi người phải sắm 01 lễ để tạ ơn cha mẹ mất. Việc xem ngày giờ mai táng, chôn cất cũng ảnh hưởng đến thời gian. Tiền công cho thầy cúng còn cao. Thời gian viết các loại sớ rất nhiều gồm 6,7 người viết trong 4,5 ngày.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Nguyễn Hưng Vượng phát biểu tại buổi Tọa đàm


    Phát biểu tại buổi Tọa đàm, đồng chí Nguyễn Hưng Vượng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh ghi nhận, biểu dương những đóng góp của nhân dân các dân tộc nói chung và dân tộc Dao nói riêng trong kết quả chung trên địa bàn tỉnh. Các đại biểu đã sắp xếp thời gian, có nhiều ý kiến góp ý tâm huyết, góp phần quan trọng xây dựng khối đại đoàn kết, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang. Việc phát huy vai trò của Người có uy tín, những người thực hành tín ngưỡng tâm linh trong đồng bào dân tộc Dao có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác vận động bà con tham gia phát triển kinh tế, giảm nghèo, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc.
                                                                                                                Lăng Hằng
 

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG

Tổng số: 662 | Trang: 1 trên tổng số 67 trang  
Xem tin theo ngày:   / /